Blog

Những lưu ý chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai

Chúng ta đều nghĩ rằng, việc mang thai chẳng liên quan gì đến răng miệng, nhưng tại sao tỷ lệ chị em phụ nữ khi mang thai lại có vấn đề về răng miệng rất cao? Ví dụ như chảy máu, răng ố vàng, xung huyết, ngứa ở lợi, đau răng đôi khi có cả bệnh nha chu… Vậy sức khỏe răng miệng liệu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và của thai nhi? Cùng Nha khoa Phúc An tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.

Tại sao sức khỏe răng miệng lại quan trọng trong quá trình mang thai.

Khi khoa học chưa tiến bộ, chúng ta đều chủ quan không để ý tới sức khỏe răng miệng trước và trong quá trình mang thai. Nhưng hiện nay, việc kiểm tra sức khỏe răng miệng được xem là một trong những quy trình quan trọng chuẩn bị cho quá trình mang thai cũng giống như tiêm vaccine hay kiểm tra sức khỏe sinh sản.

Chăm sóc răng cả trước và trong khi mang thai

Phần lớn phụ nữ khi mang thai sẽ gặp tình trạng thiếu hụt canxi do thai nhi sẽ cần cung cấp lượng lớn để hình thành và phát triển hệ xương. Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết có thể dẫn đến mắc các bệnh về răng miệng. Việc mẹ bị sâu răng rất dễ khiến cho con cũng bị theo và gặp phải vấn đề về vòm họng.

Những vấn đề răng miệng mẹ bầu hay gặp phải

Hormone trong cơ thể mẹ thường xuyên thay đổi xuyên suốt quá trình mang thai, dẫn đến cả thể chất và tinh thần bị thay đổi. Biểu hiện là xảy ra tình trạng nôn mửa, trào ngược dạ dày, trào ngược thực quản, ốm nghén. Nhiều mẹ bầu còn áp dụng chế độ ăn nhiều bữa trong ngày dẫn tới tăng Acid trong miệng kéo theo tình trạng sâu răng, viêm nhiễm, răng ố vàng, viêm hay sưng nướu… Nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách chuyện sâu răng, viêm nhiễm nặng dẫn tới phải nhổ răng hay uống kháng sinh, thuốc đặc trị… sẽ ảnh hưởng cực kỳ không tốt cho thai nhi.

Đặc biệt trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu có răng mọc lệch, sâu răng… và được bác sĩ cho yêu cầu chụp chiếu X-quang, thì thực sự đây là điều vô cùng nguy hiểm. Tia X  không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, là một dạng bức xạ năng lượng cao có thể xuyên thấu qua nhiều vật thể, nhất là vật thể sống. Do vậy tiếp xúc nhiều với Tia X sẽ không tốt cho tế bào thai nhi.

Tác hại khi không chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai

1. Nguy cơ bé nhẹ cân, tiền sản giật, nguy cơ sinh non, sẩy thai.

Trước khi mang thai, nếu mẹ bầu không kiểm tra sức khỏe răng miệng và không phát hiện trước một số bệnh như: Viêm nướu, bệnh nha chu, nhiễm trùng chân răng, sâu răng, u nướu thai kỳ, viêm mô tế bào,… thì khi mang thai, nguy cơ bệnh trở nặng hay diễn biến xấu sẽ rất cao, khi đó sẽ xuất hiện các tình trạng:


– Răng đau ê ẩm, viêm nhức lợi, hôi miệng,.. dẫn tới việc nhai thức ăn gặp khó khăn, đau nhức, ảnh hưởng tới thần kinh, gây stress, giảm đi khả năng ăn uống và hấp thụ chất của cơ thể mẹ. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ không có đủ chất dinh dưỡng sẽ làm cho bé bị nhẹ cân, đồng thời lượng kháng thể của mẹ suy giảm, sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi không đủ chống lại bệnh tật ngoài môi trường.


– Sự di chuyển của vi khuẩn viêm nhiễm có thể đi từ khoang miệng đến nhau thai, làm tăng nồng độ sinh lý trong nước ối, dây ra hiện tượng chuyển dạ sớm, đẻ non, thai nhi nhẹ cân. Canxi mà bé hấp thụ từ mẹ bị sụt giảm khi mẹ bị viêm lợi, ảnh hưởng lớn tới mầm răng của thai nhi đang được hình thành, chậm phát triển về xương và thiếu cân.

2. Nguy cơ sâu răng ở trẻ

Em bé khi sinh ra có nguy cơ bị sâu răng từ sớm nếu như mẹ có nhiều răng sâu. Sâu răng, sún răng hay mất răng khi còn quá nhỏ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của xương hàm mặt, sự hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, tính thẩm mĩ của răng vĩnh viễn sau này.
 

Nguy cơ trẻ nhỏ bị sâu răng

Lưu ý chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai

Đánh răng đúng cách

Mẹ bầu nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, cách thực hiện như sau:

  • Để bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng, sao cho lông bàn chải tiếp xúc được với cả răng và nướu. Chải đều và nhẹ mặt ngoài của tất cả răng, có thể xoay tròn bàn chải để lông bàn chải có thể chui vào từng kẽ răng từ 5 đến 10 vòng để lấy hết thức ăn dính ở kẽ răng.
  • Chải mặt trong của hàm trên hàm dưới tương tự như mặt ngoài, chú ý chỉ xoay tròn hoặc chải theo chiều dọc răng, tránh tình trạng xước chân răng.
  • Đặt lông bàn chải song song với mặt nhai của răng hàm, rồi nhẹ nhàng chải khoảng 10 lần từ trong ra ngoài.
Đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày 

Vệ sinh lưỡi

Thức ăn thừa không chỉ tích tụ trên răng bằng các mảng cao răng, mà còn tích tụ trên lưỡi, gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng đặc biệt là hơi thở có mùi hôi. Vậy nên, đừng quên thực hiện vệ sinh lưỡi kết hợp khi chải răng, ử dụng dụng cụ chuyên dụng để chải lưỡi. 


Vệ sinh lưỡi

Có rất nhiều loại kem đánh răng với nhiều hương liệu khác nhau, nhưng hãy chú ý, chúng ta cần sử dụng loại kem đánh răng có chứa Fluoride. Đây là chất chống lại vi trùng gây sâu răng, đồng thời là cách làm răng chắc khỏe cung cấp hàng rào bảo vệ răng, giúp cho men răng bền vững và giảm sâu răng.
 

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng

Lên lịch kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt 2 tháng/lần với những mẹ bầu đang có các vấn đề về răng miệng tại các phòng khám uy tín để đảm bảo không xảy ra bệnh lý gì về răng miệng trong suốt quá trình mang thai.

Qua những chia sẻ ở trên, bạn đọc đã nắm được về tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng đối với quá trình mang thai của mẹ bầu. Hãy bảo vệ sức khỏe răng miệng để bé yêu đang lớn dần trong bụng phát triển an toàn và khỏe mạnh.

Nha khoa Phúc An là địa chỉ uy tín mà các mẹ có thể trao gửi niềm tin với chất lượng và uy tín hàng đầu. Được chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình bạn là một vinh hạnh với chúng tôi.