Ung thư miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
Hiện nay, ung thư miệng có thể chữa khỏi nếu như bạn có thể phát hiện sớm. Do đó, bạn cần nhận biết được các dấu hiệu của bệnh để có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất.
Ung thư miệng là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng đến toàn bộ khoang miệng như răng, má, lợi, vùng dưới lưỡi hay vòm họng. Những biểu hiện của bệnh khá giống với các bệnh lý thông thường khác, nên nhiều người thường có tâm lý chủ quan, đến khi phát hiện thì quá muộn. Để có thêm kiến thức về căn bệnh này, cũng như biết được cách đề phòng, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Phúc An Dental.
1. Bệnh ung thư miệng là gì?
Ung thư miệng là căn bệnh có sự xuất hiện của các khối u ác tính trong khu vực khoang miệng. Bệnh lý này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều bộ phận như lợi, lưỡi, hàm… Hiện nay ung thư miệng được xếp vào một trong 10 căn bệnh ung thư phổ biến nhất với tỷ lệ tử vong tương đối cao. Chính vì vậy, nó đang trở thành mối lo ngại của con người.
Ung thư miệng thường gặp ở nam giới ở độ tuổi 50 – 70 tuổi. Có rất nhiều loại ung thư miệng khác nhau như ung thư môi, ung thư vòm miệng, ung thư tuyến nước bọt… nhưng phổ biến nhất phải nhắc đến ung thư lưỡi, chiếm hơn 40% các trường hợp hiện nay.
2. Những yếu tố có thể gây ung thư miệng
Chúng ta đều biết rằng miệng là nơi tiếp xúc và xử lý thức ăn ban đầu, đây cũng được xem là nơi phơi nhiễm với hàng loạt các tác nhân gây ung thư như rượu bia, thuốc lá… Tùy thuộc vào từng bệnh nhân, nguyên nhân của ung thư miệng có thể khác nhau, trong đó có một số yếu tố nguy cơ phổ biến sau:
– Thuốc lá: Ung thư miệng liên quan rất nhiều đến việc hút thuốc lá mỗi ngày. Trong thuốc lá có nhiều chất độc hại gây nên những bệnh lý nghiêm trọng ở con người.
– Rượu: Rượu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ung thư miệng. Những người vừa hút thuốc lá vừa nghiện rượu thì nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần người thường.
– Nhai trầu: Mặc dù trầu cau là một nét đẹp văn hóa của người Việt, tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các thành phần của trầu cau như vôi, lá trầu, quả cau, thuốc lào… tạo nên chất lỏng bám chặt vào lợi, kẽ răng tạo nguy cơ cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
– Các bệnh lý khác: Một số bệnh nhân mắc phải tổn thương tiền ung thư ở trong miệng như bạch sản, hồng sản, loét lở miệng liên tục… Bên cạnh đó một số virus như HPV, Herpes… cũng là các yếu tố gây ung thư miệng.
3. Triệu chứng của ung thư miệng
Ung thư miệng có những triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên nhiều người thường nhầm lẫn với các bệnh lý viêm, nhiễm ở khoang miệng khác do nên chủ quan mà không điều trị dứt điểm.
Cụ thể, các triệu chứng do ung thư miệng gây ra bao gồm:
– Lở loét khoang miệng: Các vùng tổn thương bị nhô lên, có thể bị loét đơn thuần hoặc xuất hiện nhú phủ ở trên các mảnh mô đang bị hoại tử. Những vết lở loét này sẽ gây ra mùi hôi thối và chảy máu. Khi chạm vào sẽ thấy những tổn thương này cứng, ít di động, đồng thời dễ lan ra các vùng xung quanh.
– Tổn thương sùi: Một số bệnh nhân ung thư miệng sẽ có những tổn thương dạng sủi, giống như hình súp lơ. Khi vệ sinh răng miệng hay ăn uống, những tổn thương này có thể bị chảy máu và loét dần ra.
– Di căn ung thư: Qua giai đoạn phát triển khu trú, tế bào ung thư sẽ di căn đến các vùng xung quanh. Hạch di căn ở hầu họng gây chèn ép đường thở, mạch máu và dây thần kinh gây ảnh hưởng tới chức năng của các bộ phận khác.
Tìm hiểu thêm: Cách phòng ngừa sưng nướu răng, chảy máu
4. Cách giảm ung thư nguy cơ ung thư miệng
Ung thư miệng là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể chữa trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp. Chính vì vậy, việc phát hiện ra triệu chứng cũng như có các biện pháp đề phòng để giảm ung thư miệng là rất quan trọng.
– Từ bỏ thuốc lá, bia rượu: Uống rượu và hút thuốc lá thường xuyên không chỉ làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư miệng mà còn gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như ung thư vòm họng, ung thư phổi… Do đó, bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc cũng như hạn chế sử dụng các chất có cồn, rượu bia, để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
– Tăng cường ăn trái cây, rau xanh: Đây là giải pháp đơn giản giúp giảm nguy cơ mắc ung thư miệng. Theo các chuyên gia, việc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ dẫn đến những thay đổi trong khoang miệng, khiến tăng khả năng ung thư. Rau xanh, trái cây có rất nhiều vitamin và chất chống oxy hóa sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng cường sức khỏe và bảo vệ bạn khỏi các tác nhân gây ung thư.
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn nên lựa chọn các loại bàn chải có phần lông mềm để đánh răng nhằm hạn chế việc gây ra các tình trạng tổn thương cho khoang miệng. Bạn có thể sử dụng thêm tăm nước hay chỉ nha khoa để đánh bật vi khuẩn, mảng bám cứng đầu ở trong các kẽ răng, nướu hay vòm họng. Bên cạnh đó, hạn chế xỉa răng bằng những vật nhọn như tăm tre để tránh gây chảy máu chân răng, gây ung thư biểu mô răng miệng.
Tìm hiểu thêm: Cách khắc phục tình trạng men răng yếu
– Thăm khám răng miệng định kỳ: Các bác sĩ luôn khuyên bạn nên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để có thể phòng ngừa được ung thư miệng hiệu quả nhất. Tại Phúc An Dental, bác sĩ sẽ kiểm tra khoang miệng, lưỡi, lợi, phần bên trong má, môi để xem có các mảng bám, vết loét đỏ bất thường trong khoang miệng từ 3 tuần trở lên không. Nếu có triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chuyên sâu và đưa ra chẩn đoán.
Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, hơn 10 năm kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi đến Phúc An Dental để thăm khám và được tư vấn cụ thể.
Trên đây là những kiến thức y khoa về ung thư miệng cũng như cách thức phòng tránh, giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn có những dấu hiệu bất thường về răng miệng hãy liên hệ ngay với Phúc An Dental theo số hotline 0966.099.689 để được tận tình giải đáp và hỗ trợ kịp thời nhất.