Blog

Cách phòng ngừa sưng nướu răng, chảy máu chân răng

Đau, sưng nướu răng hoặc chảy máu là tình trạng tổn thương rất phổ biến trong sức khỏe răng miệng dễ gặp phải ở mọi lứa tuổi. Tuy không phải là vấn đề quá nguy hiểm nhưng nếu đau sưng nướu kéo dài mà không được điều trị hợp lý có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Hãy tham khảo các biện pháp khắc phục tại nhà và cách phòng ngừa sưng nướu răng, chảy máu trong bài viết dưới đây của Nha khoa Phúc An nhé.

Nguyên nhân gây ra sưng sướu răng, chảy máu chân răng

Nướu khi bị tổn thương sẽ có dấu hiệu bị sưng đỏ, phồng và trở nên nhạy cảm hơn. Tổn thương có thể do những tác động trực tiếp lên răng hoặc các vấn đề bệnh lý bên trong cơ thể. Các nguyên nhân sưng nướu răng có thể kể đến bao gồm:

• Do bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu 

Đây là các bệnh lý thường gặp nhất, triệu chứng phổ biến là hôi miệng, nướu răng hở, chảy máu khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa sai cách dẫn đến viêm đau nhẹ. Lâu dần sẽ đau nhiều hơn, viêm nướu làm hỏng mô giữ răng tại chỗ khiến răng bắt đầu bị lung lay.
 

• Do thay đổi hormone khi mang thai  

Lượng hormone tăng mạnh trong thai kỳ làm cho lượng máu ở bề mặt nướu tăng theo từ đó khiến nướu răng bị kích ứng gây sưng đỏ và gây đau. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều tháng trong suốt quá trình mang thai làm tăng khả năng bị viêm sưng nướu răng.
 

Sưng nướu răng khiến bà bầu đau nhức, khó chịu

• Do tổn thương ở răng:

Lười vệ sinh răng miệng, dùng bàn chải quá cứng, chải răng quá mạnh, dùng tăm xỉa răng hoặc chỉ nha khoa sai cách, nhai đồ ăn dai cứng, va đập răng,… đều gây tổn thương nướu răng, từ đó vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công vết thương làm sưng đau, chảy máu, viêm nướu.

• Do thiếu hụt dinh dưỡng:

Sưng nướu răng, chảy máu chân răng còn xuất phát từ việc cơ thể bị thiếu vitamin, các chất dinh dưỡng quan trọng như: vitamin C, B, D, canxi, kẽm,…
 Xem thêm: (Bài 46 SEO)

• Do sự nhiễm trùng:

Nhiễm trùng thường do vi khuẩn, vi rút hay nấm gây nên, chúng rất dễ hình thành vết loét (nhiệt) miệng gây đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt. Vết loét (nhiệt) xuất hiện sẽ khiến vùng nướu xung quanh bị sưng đau, lâu dần ảnh hưởng đến răng.

• Do một số nguyên nhân khác:

Những người có bệnh lý về tim mạch, gan thận, người hút thuốc lá… có nguy cơ cao mắc các vấn đề răng miệng. Các bệnh lý về răng khác như tình trạng răng ố vàng lâu năm, sâu răng, viêm tủy, áp xe răng… đều là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi và tấn công gây viêm sưng nướu, chảy máu chân răng nhiều hơn.

Các cách phòng ngừa tình trạng sưng nướu răng, chảy máu tại nhà

Khi bị sưng nướu răng, chảy máu là lúc bạn cần phải quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe răng miệng. Để tránh gặp phải những vấn đề này, bạn cần chú ý và có thể thực hiện các biện pháp dưới đây.
 

Hãy nhớ đánh răng đúng cách mỗi ngày nhé
  1. Vệ sinh, đánh răng hằng ngày: đánh răng ít nhất ngày 2 lần để đảm bảo vệ sinh răng miệng. Chải răng đúng cách, di chuyển bàn chải nhẹ nhàng để không gây tổn thương nướu răng.
  2. Sử dụng nước súc miệng: lựa chọn loại nước súc miệng phù hợp giúp loại bỏ vi khuẩn sâu hơn, tác dụng kháng khuẩn và giảm viêm sưng, chảy máu giúp điều trị và ngăn ngừa tình trạng đau sưng nướu răng.
  3. Chườm lạnh: bạn có thể dùng miếng gạc lạnh đặt lên vùng nướu đang bị tổn thương  hoặc dùng vài viên đá bọc miếng vải sạch chườm vùng da phía ngoài chỗ răng đang bị đau, chảy máu. Hơi lạnh có tác dụng cầm máu và giảm đau hiệu quả.
  4. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: có một chế độ cân bằng về dinh dưỡng để đảm bảo không bị thiếu hụt các vitamin có lợi cho răng miệng cũng như cơ thể. Hạn chế các đồ ăn quá cay nóng, đồ quá lạnh, đồ uống có gas cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng.
  5. Giảm bớt căng thẳng: nghiên cứu cho thấy căng thẳng mệt mỏi tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch, sẽ khiến hormone trong cơ thể gia tăng gây đau viêm và sưng nướu răng.
  6. Uống trà xanh: thành phần catechin có trong trà xanh là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp giảm viêm. Ngoài ra, hợp chất tanin của trà xanh cũng có khả năng diệt khuẩn, chống viêm hiệu quả.
  7. Bổ sung vitamin C: thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, ổi, cà rốt, khoai lang, bông cải xanh,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu khả năng bị sưng nướu răng.
     

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đến nha khoa để được các bác sĩ có chuyên môn chăm sóc

Khi tình trạng viêm sưng nướu răng, chảy máu kéo dài trong nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Ngoài ra, có thể kèm theo sốt cao, đau nhức dữ dội, kém ăn… thì bạn cần phải đến bác sĩ nha khoa để được điều trị y tế.

Bác sĩ có thể chụp X-quang hoặc yêu cầu bạn làm một vài xét nghiệm để kiểm tra máu và kiểm tra cơ thể xem có bất kỳ sự thiếu hụt vitamin nào khiến bạn bị chảy máu, viêm sưng nướu răng.


Để duy trì được hàm răng chắc khỏe, hãy chú ý đến chế độ chăm sóc răng miệng (chèn bài SEO 43) và thực hiện đầy đủ các cách phòng ngừa sưng nướu răng, chảy máu không chỉ cho bạn mà cho cả người thân và gia đình. Ngoài ra, bạn cũng nên thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần giữ vệ sinh đúng cách, giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.

Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Phúc Antheo số hotline 0966.099.689 để được đội ngũ các y bác sĩ giỏi chuyên môn tận tình giải đáp và hỗ trợ kịp thời nhất.