Blog

Tại sao nên cạo vôi răng? Quy trình và các lưu ý cần biết

Tại sao phải cạo vôi răng? Đánh răng là đủ rồi mà? Đây là những câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc khi nghe đến việc cạo vôi răng. Trong bài viết này, cùng Phúc An Dental tìm hiểu chi tiết từ A – Z, từ quy trình cho đến những câu hỏi về phương pháp chăm sóc răng miệng này nhé.

I. Vôi răng là gì và vì sao nên cạo vôi răng?

Vôi răng (hay còn gọi là cao răng) là lớp mảng bám màu trắng hoặc vàng nhạt, được hình thành trên bề mặt răng, chân nướu, kẽ răng bởi sự vôi hoá của vụn thức ăn thừa và hợp chất muối vô cơ trong nước bọt. 

Các mảng bám vôi răng ở chân nướu, kẽ răng

Mảng vôi này thường chứa rất nhiều vi khuẩn tích tụ và mảng thức ăn khi đánh răng bình thường không làm sạch được hết. Thế nên, nếu không được loại bỏ thường xuyên, vôi răng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của bạn như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng, làm ố vàng răng, gây hôi miệng, tụt lợi, tiêu chân răng v.v.

Xem thêm: Cách ngăn ngừa cao răng

Việc cạo vôi răng định kỳ (thường là 6 tháng một lần) là 1 trong các cách giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng và đảm bảo răng luôn sạch sẽ, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, việc loại bỏ vôi răng cũng cải thiện hơi thở của bạn, giúp bạn thêm tự tin khi giao tiếp.

II. Khi nào nên cạo vôi răng?

Tần suất lấy cao răng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của từng người, cụ thể: 

– Đối với người lớn thường xuyên bị chảy máu chân răng, viêm lợi, dễ tích tụ mảng bám, nên cần lấy cao răng từ 3-4 tháng/lần.

– Đối với người lớn có bề mặt răng tương đối nhẵn, có ít cao răng, cao răng hình thành lâu, có thể lấy cao răng từ 5-6 tháng/lần.

– Trẻ em chỉ cần cạo vôi răng 5-6 tháng 1 lần để tránh ảnh hưởng đến răng và nướu đang phát triển.

Tần suất cạo vôi răng còn phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng răng

Tuy nhiên, việc cạo vôi răng quá thường xuyên có thể gây hại cho men răng và dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm. Điều này xảy ra do việc loại bỏ quá nhiều vôi và men răng từ bề mặt răng, gây mòn và làm mỏng men răng, có thể dẫn đến những vấn đề khác như nướu chảy máu và tăng nguy cơ sâu răng.

Ngoài ra, việc cạo vôi răng quá thường xuyên cũng có thể làm tổn thương và làm mất đi các protein và khoáng chất bảo vệ răng, gây ra các tình trạng răng nhạy cảm và hình thành lỗ trên bề mặt răng.

III. Quy trình cạo vôi răng:

Một quy trình cạo vôi răng (hay còn được gọi là lấy cao răng) cơ bản gồm 4 bước sau đây:

Bước 1: Khám và tư vấn

Trước khi bắt đầu cạo vôi răng, nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng của bạn để xác định mức độ mảng bám và xem liệu bạn có đang mắc phải bệnh lý nha khoa nào không, để có thể chẩn đoán đúng và chính xác phác đồ điều trị.

Bước 2: Tiến hành cạo vôi răng

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, nha sĩ sẽ bắt đầu các bước lấy cao răng.

Đầu tiên, nha sĩ sẽ sử dụng gương và đầu dò để xác định các vùng có mảng bám và chất xỉ. Tiếp theo, nha sĩ sẽ phun nước lên răng để làm ướt các vùng cần cạo vôi răng và khử trùng bằng dung dịch sát trùng để giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn trong quá trình cạo vôi răng.

Các bước và dụng cụ cạo vôi răng

 Các dụng cụ nha khoa như máy cạo vôi, búa nha khoa và bàn chải nha khoa sẽ được sử dụng liên tục để cạo và loại bỏ các vết bẩn và mảng bám trong chân nướu, kẽ răng, trên bề mặt trong và ngoài răng. Bác sĩ sẽ thực hiện 2 công đoạn:

– Cạo phần thân răng: vôi răng ở phần này khá dễ thấy và dễ loại bỏ, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng dùng máy lấy đi các mảng cao răng

– Cạo vôi ở kẽ răng, kẽ chân nướu: ở các vị trí “khó nhằn”, các bác sĩ phải thật tỉ mỉ và kĩ càng, khẽ luồn móc cạo xuống sâu để loại bỏ các mảng vôi răng “cứng đầu”. 

Quá trình này thường không đau, tuy nhiên bạn có thể sẽ cảm thấy hơi ê buốt và rát nhẹ, tuỳ thuộc vào tình trạng răng và nướu của mình. Trong trường hợp cảm thấy đau quá mức chịu đựng, hãy thông báo với nha sĩ ngay lập tức để họ điều chỉnh và tìm cách giải quyết.

Bước 3: Đánh bóng răng

Sau khi cạo vôi răng xong, nha sĩ sẽ cho bạn súc miệng để rửa trôi các mảng bám còn vương lại và tiến hành đánh bóng răng .

Bằng cách sử dụng một loại kem đặc biệt, bác sĩ sẽ dùng máy đánh bóng có đầu bàn chải mềm, xoay tròn với tốc độ cao, để lấy đi các mảng bám còn lại. Việc làm này sẽ giúp răng bạn thêm sáng bóng, đồng thời hạn chế được việc tích tụ vôi răng về sau.

Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng

Cuối cùng, nha sĩ sẽ hướng dẫn và tư vấn bạn điều chỉnh cách chăm sóc răng miệng sao cho hiệu quả, sạch sẽ và khỏe mạnh sau khi đã cạo vôi răng. 
 

Y bác sĩ của Phúc An Dental tư vấn cách vệ sinh răng miệng sao cho đúng

IV. Các câu hỏi thường gặp

1. Nên làm gì sau khi cạo vôi răng?

Để răng được sáng bóng dài lâu và ít kết tủa vôi răng sau này, bạn nên chú ý:

– Điều chỉnh cách chăm sóc răng miệng hợp lý
– Hạn chế ăn uống các thức ăn có hại cho răng như bánh kẹo, nước ngọt, v.v

– Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn để tránh kích ứng lợi, nướu, giúp mau lành những vết xước có thể có trong khoang miệng và tăng cường hiệu quả quá trình điều trị.

– Không ăn uống trong vòng 30 phút sau khi cạo vôi răng để đảm bảo chất tẩy trắng có thời gian phát huy tác dụng và nướu, lợi dịu xuống. Tránh ăn những thức ăn nóng hoặc lạnh, uống nước đá để giảm thiểu ê buốt răng và răng nhạy cảm nhạy cảm.
Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sau khi nhổ răng khôn

Đánh răng 2 lần 1 ngày kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng

2. Có nên tự cạo vôi răng tại nhà không?

Không nên tự cạo vôi răng tại nhà. Việc này có thể gây tổn thương cho răng và nướu, và dẫn đến các vấn đề khác như răng nhạy cảm, sâu răng, hoặc nhiễm trùng. 
Quá trình cạo vôi răng nên được thực hiện bởi nha sĩ có bằng cấp và kinh nghiệm dày dặn để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

3. Cạo vôi răng có thể làm trắng răng không?

Cạo vôi răng không phải là phương pháp làm trắng răng. Tuy nhiên, việc loại bỏ vôi và mảng bám trên răng có thể làm cho răng trông sáng hơn và có hiệu quả làm trắng tạm thời, đồng thời có thể cải thiện sức khỏe răng miệng, làm đều màu men răng.

Răng trở nên bóng sáng hơn sau khi cạo vôi răng

4. Quá trình cạo vôi răng có an toàn cho phụ nữ mang thai không?

Cạo vôi răng là một thủ thuật khá đơn giản nhằm làm sạch bề mặt răng. Mặc dù không gây hại, nhưng mẹ bầu chỉ nên cạo vôi răng khi thai đã được từ 3 – 6 tháng, bởi:

– Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi vẫn quá non và yếu, các mẹ không nên lấy cao răng thời điểm này để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

– Khi thai được 7-9 tháng tuổi, việc đi đứng và ngồi vào ghế nha khoa sẽ khó khăn hơn nhiều cho các mẹ, dễ gây cảm giác lo âu, khó chịu.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tê và xử lý nhiễm trùng cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, thế nên, thai phụ cần hỏi ý kiến bác sĩ kỹ càng trước khi thực hiện.

V. Kết luận:

Tóm lại, cạo vôi răng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh về nha chu, giúp loại bỏ mảng bám và chất xỉ trên bề mặt răng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại và duy trì hàm răng vững chắc. 

Quá trình lấy cao răng tại Phúc An Dental được thực hiện bằng công nghệ sóng âm mới, với đầu máy micro siêu nhỏ, bác sĩ sẽ dễ dàng tác động tới những mảng bám cứng đầu nằm sâu trong nướu, kẽ răng, giúp đánh bật vôi răng, cho răng thêm sáng.

Công cuộc nâng niu và bảo vệ sức khoẻ răng miệng sẽ hiệu quả hơn bao giờ hết khi có Phúc An Dental làm bạn đồng hành. Với dịch vụ chăm sóc răng đa dạng cùng trang thiết bị tân tiến trong tay người bác sĩ có thâm niên trong nghề cao, bạn sẽ yên tâm và tự tin hơn trong quyết định “chọn mặt gửi vàng” – chọn Phúc An vì răng khoẻ.

Để được tư vấn và hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ đến tổng đài của chúng tôi ở số: 0966.009.689