<strong>Niềng răng: Nhiều lợi ích nhưng cũng…nhiều biến chứng</strong>
Niềng răng là quá trình điều chỉnh vị trí răng để giúp người niềng có một hàm răng đều, khớp cắn hợp lý, tạo nên một nụ cười hoàn hảo. Mặc dù niềng răng đem lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe răng miệng nhưng nó cũng có thể gây ra một số biến chứng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người sử dụng. Trong bài viết này, hãy cùng Phúc An Dental tìm hiểu về lợi ích và biến chứng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình niềng.
I. Niềng răng là gì?
Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha bằng cách gắn các mắc cài làm từ các vật liệu như sắt, inox, thép không gỉ, sứ, v.v vào răng và sử dụng lực siết để dịch chuyển chúng về vị trí phù hợp.
Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 1-2 năm, tùy thuộc vào tình trạng răng, vị trí khớp cắn.
Xem thêm: So sánh ưu & nhược điểm của các loại mắc cài niềng răng
II. Lợi ích của niềng răng
Niềng răng thực sự là một giải pháp vàng dành cho các trường hợp răng không đều, mọc không đúng vị trí, cũng như lệch khớp cắn và các vấn đề về răng hàm mặt.
3 ưu điểm nổi bật nhất mà niềng răng mang đến:
- Cải thiện ngoại hình: Niềng răng giúp khắc phục các khuyết điểm như răng thưa, răng khểnh, răng mọc không đều, tạo nên một nụ cười hoàn hảo, giúp bạn thêm tự tin trong giao tiếp.
- Giảm nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng, tăng tuổi thọ răng, hàm: Các tình trạng như răng thưa, răng khểnh, răng lệch lạc, khi nhai, thức ăn sẽ dễ mắc vào những vị trí khó vệ sinh hơn răng đều, gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, v.v. Nhưng khi niềng, trong 2-3 năm đeo mắc cài, răng và khớp cắn sẽ được kéo về đúng vị trí. Khi được sắp xếp đúng cách, việc chải răng và dùng chỉ nha khoa sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, giúp chăm sóc răng miệng sạch sẽ hơn.
- Cải thiện chức năng nhai: Ngoài việc cải thiện ngoại hình, niềng răng còn giúp cải thiện được chức năng nhai bởi khi hàm được kéo về đúng vị trí, việc nhai thức ăn sẽ trở nên đều và “chuẩn chỉnh” hơn, hạn chế được các bệnh về đường tiêu hoá như đau dạ dày, rối loạn tiêu hoá.
III. Các biến chứng có thể xảy ra khi niềng răng
Mặc dù niềng răng đem lại rất nhiều ưu điểm, phương pháp này cũng có thể gây ra một số biến chứng. Sau đây là 5 nguy cơ thường gặp:
- Tổn thương mô mềm, nhiệt miệng: Trong quá trình đeo niềng, các mô mềm trong miệng như lưỡi, lợi, bên trong môi và má đột nhiên phải tiếp xúc với các kim loại lạ như mắc cài, dây cung, minivis, v.v. Các “vật thể lạ” này có thể vướng và cọ vào các mô này, gây nên những vết xước chảy máu, lở loét, các nốt nhiệt miệng, làm người niềng gặp khó khăn khi ăn uống, mở miệng.
- Hư hỏng men răng: Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng trở thành vấn đề phức tạp hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách trong quá trình niềng , tình trạng sâu răng, mất khoáng bề mặt men răng có thể xảy ra do thức ăn bị mắc kẹt trong kẽ của các mắc cài, tích tụ men răng.
- Nhiễm trùng: Một hậu quả nữa của việc vệ sinh răng miệng không đúng cách chính là tạo cho vi khuẩn có thêm cơ hội để phát triển nhanh chóng và gây nhiễm trùng khoang miệng. Nhiễm trùng có thể gây ra viêm nướu, đau và sưng tấy lợi. Để tránh tình trạng này, bạn nên sử dụng thêm các dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng như máy tăm nước, chỉ nha khoa để vệ sinh kỹ càng hơn.
4. Biến chứng về khớp hàm: Trong một số trường hợp, niềng răng có thể gây ra các vấn đề về khớp hàm như chứng rối loạn khớp thái dương hàm, đặc biệt đối với người sử dụng loại mắc cài cố định. Điều này có thể gây đau và khó khăn khi nhai, nói chuyện và mở miệng.
5. Răng bị chạy về vị trí cũ: Sau khi tháo mắc cài, người niềng thường được nha sĩ yêu cầu đeo hàm duy trì cả sáng lẫn tối (trừ lúc ăn uống), vì lúc mới tháo khớp răng chưa ổn định, răng rất dễ chạy về vị trí trước khi niềng. Nếu bạn không chăm chỉ đeo hàm duy trì, bạn có thể sẽ gặp tình trạng xê dịch răng, nghiêng răng, gây mất thẩm mỹ và phí hoài thời gian đeo niềng.
IV. Cách phòng ngừa và điều trị các biến chứng của niềng răng
Để giảm thiểu các biến chứng của niềng răng, bạn nên thực hiện 4 bước cơ bản sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chăm sóc răng miệng hàng ngày là điều tối quan trọng trong quá trình niềng răng. Bạn nên đánh răng đều đặn hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa, kết hợp với máy tăm nước để loại bỏ các mảng bám và thức ăn thừa mắc kẹt giữa các kẽ răng và mắc cài.
- Theo dõi chế độ ăn uống: Bạn nên hạn chế ăn các thức ăn như kẹo cao su và caramen, đồ ngọt và các loại thức ăn dẻo để tránh tình trạng lỏng lẻo, rơi mắc cài, dây cung bị móp méo v.v.
- Chăm sóc răng miệng phù hợp cho người niềng: Chú ý đến việc bảo vệ bộ niềng của mình bằng cách đánh răng nhẹ nhàng, thay bàn chải theo chu kỳ 3-4 tháng 1 lần, sử dụng kem đánh răng không chứa florua và tránh sử dụng nước súc miệng có chứa cồn để không ảnh hưởng đến chất lượng mắc cài.
- Lựa chọn nha khoa uy tín: Việc “nhắm mắt đưa răng” cho phòng khám/ nha khoa nào cũng rất quan trọng bởi bạn sẽ phải đến phòng khám mỗi 2-3 tuần để siết răng định kỳ, cũng như điều trị kịp thời các biến chứng xảy ra.
Phúc An Dental là địa chỉ niềng răng uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng với các trang thiết bị, công nghệ tiên tiến và hiện đại. Các bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị niềng răng các nhân hóa cho từng khách hàng. Mỗi khách hàng đều được chăm sóc tận tình và chu đáo trong suốt quá trình niềng răng.
Để được tư vấn và đặt lịch khám, bạn đọc vui lòng liên hệ Phúc An Dental qua số hotline 0966.009.689