Cùng Phúc An Dental tìm hiểu 3 phần cấu tạo răng Implant
Hiện nay có 3 giải pháp phục hình là hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và Implant. Trong đó, cấy ghép implant với tính thẩm mỹ cao và chức năng ăn nhai vượt trội là phương pháp được ưa chuộng nhất.
Hàng nghìn năm về trước, những người Ai Cập cổ đại chính là những người đầu tiên nghĩ ra phương pháp thay thế những chiếc răng bị mất. Tại thời điểm đó, con người sử dụng những vật liệu như ngà voi, vỏ sò, hay thậm chí là gỗ mài nhỏ, sau đó đánh bóng lên. Ngày nay, chúng đã phát triển thành công nghệ cấy ghép răng và có các hệ thống cấy ghép implant trong ngành nha khoa.
Với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật cũng như những phương pháp tiên tiến, kỹ thuật trồng răng Implant đang ngày càng trở nên phổ biến, nhờ vào sự thuận tiện và kết quả tuyệt vời mà phương pháp này mang lại.
Hãy cùng nha khoa Phúc An tìm hiểu về cấu tạo của răng Implant, cũng như những lý do vì sao đây là phương pháp được nhiều người ưa chuộng nhất.
Cấu tạo của răng Implant
Răng Implant được “lắp ghép” từ 3 phần, bao gồm trụ implant, vít abutment và thân răng sứ. 3 bộ phận này gần như tương ứng với cấu tạo của một chiếc răng thật, lần lượt là chân răng, ngà răng và men răng.
1. Trụ Implant
Để làm nên trụ Implant, các nhà sản xuất lựa chọn chất liệu là titan, bởi đây là chất có khả năng tương thích đặc trưng trong sinh học. Phần trụ có cấu tạo bên ngoài giống như chân răng, với hình trụ hoặc thuôn dần như đinh ốc. Trên bề mặt trụ có các đường xoắn ốc hướng xuống liên tục. Cấu tạo này được xử lý bằng công nghệ cao, để phù hợp với trụ răng và các khung xương khác nhau.
Quá trình cấy phep Implant được hiểu như tiến trình tích hợp xương. Trụ Implant sẽ đóng vai trò là liên kết để hòa làm một với xương hàm.
2. Vít Abutment
Vít Abutment có vai trò như một chốt kim loại. Bộ phận này có hình trụ, với 2 đầu. Đầu dưới được gắn với lỗ cấy ghép, còn đầu trên là lối vào vít để cố định trụ vào Implant. Phần vít này sẽ nằm trên nướu nhằm nâng đỡ, đảm bảo sự liên kết chắc chắn giữa trụ implant và thân răng. Vít trụ sẽ được được cố định vào implant khi các tế bào hàm của cơ thể và bề mặt bên ngoài của implant đã liên kết thành công.
Vít abutment đóng vai trò như ngà răng, giúp bao bọc mô mềm bên trong răng thật.
3. Thân răng giả
Thân răng răng giả đơn giản là một mão sứ rỗng, vừa khít với phần trên của các vít abutment. Thân răng giả có hình dạng và màu sắc giống với răng thật, tạo cảm giác tự nhiên nhất về mặt thẩm mỹ, đồng thời đảm bảo được chức năng nhai cho răng. Chất liệu làm nên bộ phận này có thể là kim loại, sứ titan, sứ phi kim loại alumina, zirconia, cercon… Sau khi thân răng giả được gắn vào trụ Implant thông qua vít abutment, bệnh nhân gần như đã hoàn thành quá trình phục hồi phần răng đã mất.
Vì sao trồng răng Implant là phương pháp tối ưu nhất hiện nay?
Khi nhắc đến các phương pháp phục hồi răng đã mất, hiện nay các bác sĩ đều sẽ khuyến cáo bệnh nhân lựa chọn cách trồng răng Implant. Đây được xem như thành tựu nổi bật của ngành nha khoa, với tỷ lệ thành công xấp xỉ 98%.
So với các phương pháp khác, trồng răng Implant mang đến cảm giác thoải mái, tự nhiên nhất cho người dùng. Chính nhờ cấu tạo khá giống với răng thật, nên ngoài cảm giác thoải mái khi nhai, răng Implant còn giúp cho bệnh nhân tự tin hơn.
Tuổi thọ của những chiếc răng Implant cũng kéo dài hàng chục năm đến suốt đời, nên người dùng không phải quá lo lắng về việc phải đi chăm sóc, thay mới định kỳ.
Về vấn đề sức khỏe, phương pháp này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu xương xảy ra khi mất răng, khiến gương mặt bị hóp, thiếu trẻ trung và sức sống.
Mong rằng với bài viết này, người đọc đã phần nào hiểu được những cấu tạo của răng Implant. Để được thăm khám hoặc nhận những tư vấn trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa, độc giả vui lòng liên hệ với Nha khoa Phúc An để có những lời khuyên phù hợp nhất với bản thân.